Phân biệt Kobudō

Trong tiếng Nhật, ko-ryū (古流) và kobudō (古武道) thường được coi là đồng nghĩa (ví dụ như Liên đoàn Kendo Nhật Bản,[3]). Nhưng trong tiếng Anh, Hiệp hội Hoplology Quốc tế (ngành nghiên cứu về hành vi và thái độ trong đối kháng của con người) đề cập đến sự khác biệt giữa Ko-ryū và Kobudō liên quan đến nguồn gốc và sự khác biệt giữa thứ hạng ưu tiên liên quan đến hình thức chiến đấu, đạo đức, kỷ luật và/hoặc thẩm mỹ.[4]

Mô tả về Koryū

Thuật ngữ Ko-ryū (古流) theo nghĩa đen được dịch là "trường phái " (ko—cũ, ryū—trường phái) hoặc "trường phái truyền thống". Koryū cũng là một thuật ngữ chung cho các trường phái võ thuật Nhật Bản trước thời kỳ Minh Trị Duy tân (1868) đã tạo nên những thay đổi chính trị xã hội lớn và là tiền đề cho sự hiện đại hóa Nhật Bản.[5]

Hệ thống Koryū được xem xét theo thứ tự ưu tiên sau: 1) chiến đấu, 2) kỷ luật, 3) đạo đức.[6][7]

Mô tả về Kobudō

Kobudō (古武道) là một thuật ngữ tiếng Nhật cho một hệ thống có thể được dịch là (cổ) (võ) (đạo) "võ đạo cũ"; thuật ngữ này xuất hiện trong nửa đầu thế kỷ XVII.[8] Kobudō đánh dấu sự khởi đầu của thời kỳ Tokugawa (1603–1868) cũng được gọi là thời kỳ Edo, khi chế độ tập quyền được củng cố bởi gia tộc Tokugawa cầm quyền.[9]

Hệ thống kobudō được xem xét theo thứ tự ưu tiên sau: 1) đạo đức, 2) kỷ luật 3) dạng mỹ học.[6][7]